Thân thế và hành trạng Huệ_Sinh

Thiền sư Huệ Sinh là người làng Đông Phù Liệt; nay thuộc huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội.

Theo sách Thiền uyển tập anh, Lâm Khu (sau này là thiền sư Huệ Sinh) thuộc dòng dõi Lâm Phú ở Trà Sơn, Vũ An [2]. Cha ông là Lâm Khoáng, lấy vợ là con gái của Quách tăng lục, nhân đó dời nhà về Đông Phù Liệt. Lâm Khoáng có hai con trai: con trưởng là Lâm Trụ [3], làm quan đến chức Thượng thư Binh bộ Viên ngoại lang, và Lâm Khu là con thứ.

Cũng theo sách này, Lâm khu có tướng mạo khôi ngô, giỏi biện luận, có tài thơ, họa và chữ tốt. Tuổi trẻ, ông theo Nho học, nhưng khi rỗi rãi thường nghiên cứu sách Phật, chư kinh bách luận...[4].

Năm 19 tuổi [5], ông cùng với Pháp Thông đến gặp thiền sư Định Huệ ở chùa Quang Hưng (thuộc phủ Thiên Đức) xin xuất gia, và được đặt pháp danh là Huệ Sinh. Sau khi đi đến nhiều tùng lâm để học hỏi, nhà sư đến tu trên đỉnh Bồ Đề thuộc núi Trà (Trà Sơn nay thuộc Tiên Du, Bắc Ninh). Mỗi lần vào thiền định ít ra cũng 5 ngày, nên thiền sư còn được người đời còn gọi là Nhục thân Đại sĩ.

Nghe danh, vua Lý Thái Tông cho vời thiền sư Huệ Sinh vào triều giảng đạo. Ban đầu, thiền sư từ chối không đi, sau vì nhà vua cố ép nên phải đến. Sau khi đàm đạo với thiền sư, nhà vua rất kính phục, phong phong làm Nội cung phụng tăng, cho đến trụ trì ở chùa Vạn Tuế trong kinh thành Thăng Long[6]. Về sau, thiền sư còn được phong làm Đô Tăng lục. Lúc bấy giờ nhiều vương công lui tới hỏi đạo, và lấy lễ thầy trò đối đãi với thiền sư.

Đời Lý Thánh Tông, phong thiền sư làm Tả nhai đồ tăng thống, ngang với tước hầu.

Năm Quý Mão (1063) [7] đời Lý Thánh Tông, thiền sư Huệ Sinh mất.

Liên quan